Chu kỳ giao tử thể (đơn bội) Chu kỳ sống

Hình 3: Chu kỳ kiểu giao tử thể - đơn bội ở tảo lục. Chú thích tiếng Anh:* Micro green algae (Ulothrix) = Vi tảo lục nhóm Ulothrix.* Haploid = đơn bội (n).* Diploid = lưỡng bội (2n).* Phase = giai đoạn, pha.* Fertilisation = thụ tinh.* Meiosis = giảm phân.* Zoospore = bào tử động.
Bài này viết về Vòng đời sinh học. Đối với "giao tử thể", xem Thể giao tử.

Trong kiểu chu kỳ này (haplontic life cycle), phần lớn thời gian tồn tại và phát triển của một cá thể là trong giai đoạn đơn bội (n), có thể ở dạng đơn bào hoặc ở dạng đa bào.

Các dạng sống đơn bội (n) nguyên phân tạo ra các giao tử thể gọi là bào tử (spore). Sau khi hai bào tử hợp nhất trong thụ tinh, thì hợp tử lưỡng bội (2n) được hình thành, là tế bào lưỡng bội duy nhất trong toàn bộ vòng đời (hình 3).[11]

Hình 4: Chu kỳ sống của kí sinh trùng sốt rét trải qua giai đoạn n ở người (từ chú thích 1 - 4) và qua giai đoạn 2n ở muỗi (5 - 6).
  • Chu kỳ sống của trùng sốt rét cũng giống như tảo lục hiển vi nói trên, nhưng có điểm đặc biệt. Các loài trùng sốt rét bắt buộc phải kí sinh, nên phải trải qua hai giai đoạn ở hai vật chủ khác nhau là người và muỗi sốt rét, do vậy, mỗi chu kỳ sống lại gồm hai "vòng đời" họp thành: "vòng đời" ở người (vật chủ chính) và "vòng đời" ở muỗi (vật chủ trung gian) tách biệt nhau.

- Khi muỗi sốt rét đốt người, nó đùn vào máu người bị đốt những trùng sốt rét ở dạng đơn bội (n), gọi là bào tử động (sporozoite). Các tế bào đơn bội này sẽ kí sinh bên trong tế bào người (phương thức nội kí sinh), sinh sản rất nhanh qua nguyên phân, tạo ra rất nhiều trùng con xâm nhập vào hàng loạt hồng cầu, từ đó gây bệnh sốt rét. Vòng đời mỗi cá thể này rất ngắn, nhưng mỗi cá thể sinh sản nhiều nên "tổng" vòng đời rất dài, làm người bệnh lên cơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh tự khỏi do trùng sốt rét dần bị tiêu diệt vì bộ gen bị suy thoái bởi không được tái tổ hợp và sức đề kháng của người bệnh, nếu không bị muỗi đốt lại.

- Khi người bệnh bị muỗi đốt, thì trùng sốt rét vào trong cơ thể muỗi (vật chủ trung gian và cũng là vectơ), khởi đầu giai đoạn hữu tính: phát sinh giao tử đực, giao tử cái và thụ tinh, qua đó bộ gen được tổ hợp lại, làm trùng tăng cường sức sống. Vòng đời 2n này rất ngắn (hình 4), nhưng qua đó người bệnh có thể bị nặng hơn và có khả năng truyền bệnh mình bị cho người khác qua muỗi làm vectơ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chu kỳ sống http://www.zoology.ubc.ca/~otto/Reprints/Mable1998... http://www.unioviedo.es/bos/Asignaturas/Botanica/1... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21235940 //dx.doi.org/10.1002%2F(sici)1521-1878(199806)20:6... //dx.doi.org/10.1016%2F0169-5347(92)90195-h //dx.doi.org/10.1098%2Frstb.1991.0035 //www.jstor.org/stable/55494 https://www.britannica.com/science/life-cycle https://books.google.com/books?id=8icTHQAACAAJ&dq=... https://books.google.com/books?id=s1P855ZWc0kC